Dù thẳng thắn, ngay thật, bạn cũng phải ngồi lại với cả lớp, vân vê vạt áo, tự hỏi vì sao mình không được về? Mình có làm gì sai đâu? Cô giáo biết mà. Thật không công bằng!…
Ở mỗi độ tuổi ta đều gặp các tình huống không công bằng. Nếu quan sát trẻ mầm non chơi đùa một lúc, chắc chắn bạn sẽ nghe: “Đồ ăn gian!”…
Một học sinh bị tai nạn do tài xế say xỉn gây ra, bố mẹ em gào khóc: “Công lý ở đâu? Tên say rượu sao không chết mà con chúng tôi phải chết?”. Vợ một Mục sư rất trung tín, mẹ của 3 đứa trẻ vừa qua đời vì ung thư; và Mục sư thì lớn tiếng kêu gào hỏi Chúa ở đâu?
Kinh Thánh công bố rõ rằng Đức Chúa Trời là công bình.
Sau khi dẫn dắt dân sự suốt 40 năm trong đồng vắng, Môi-se hát bài ca này: “Công việc của hòn đá là trọn vẹn, vì các đường lối Ngài là công bình. Ấy Đức Chúa Trời là thành tín và vô tội. Ngài là công bình và chánh trực” (Phục truyền 32:4)
Luôn không có sự rõ ràng giữa những gì ta làm và gì xảy ra. Và những thắc mắc về sự công bình của Chúa làm khổ ta. Nên hãy xem xét thực tiễn lời tuyên bố này: “Đức Chúa Trời là công bình”.
Công lý bị trì hoãn thường là công lý bị chối bỏ. Luật sư biện hộ bị trì hoãn xét xử một vụ giết người, dù chứng cớ rất rõ ràng, nhưng mọi thứ dường vô ích. Các nhân chứng người đã chết, người đi xa… và nhiều thứ khác nữa khiến công lý không được thực thi
Còn sự công chính dành cho Cơ đốc nhân thì sao? Đôi khi ta trở thành mục tiêu một cách bất công vì niềm tin. Tác phẩm ‘Trong hầm sư tử’ của Nina Shea có đoạn: “Cơ đốc nhân là nạn nhân chính của sự bắt bớ tôn giáo khắp thế giới ngày nay”.
Ở Morocco, Rachid Cohen, một người Do Thái đã tiếp nhận Chúa Jesus bị bắt giữ, bị hành hạ 10 tiếng/ngày; bị đốt bằng thuốc lá, bị chích điện, bị ép ngồi trên bãi phân… Ở Trung Quốc, Cơ đốc nhân thường xuyên bị bỏ tù, đánh đập, bỏ đói, chích điện… Và hàng ngàn điều gian ác nhằm vào người tin Chúa đã được tài liệu ghi chép.
Hãy xem xét cách Đức Chúa Trời cảm nhận về kẻ ác trong thời Nô-ê. Hết thảy họ đều đáng bị trừng phạt. Nếu là Chúa, bạn sẽ nhanh chóng xử lý họ? Liệu bạn có chờ đợi 1 tuần, 1 tháng, 1 năm…?
Dù tình trạng vi phạm sự công bình của Chúa được mô tả chi tiết, Ngài vẫn không hành động lập tức. Ngài gọi Nô-ê đóng tàu để cứu lấy chính ông, gia đình ông và đại diện các loài súc vật. Và Nô-ê phải mất 120 năm để đóng chiếc tàu ấy. Tội lỗi loài người có giảm đi chút nào suốt giai đoạn Chúa nhịn nhục chờ đợi? Không. Thậm chí sau 120 năm, chỉ có Nô-ê và gia đình ông được cứu khỏi trận lụt hủy diệt.
Tại sao Chúa không hành động lập tức, sau khi công bố sẽ hủy diệt toàn nhân loại trừ Nô-ê và gia đình? II Phierơ chép: “Chúa không chậm trễ về lời hứa của Ngài như mấy người kia tưởng đâu, nhưng Ngài lấy lòng nhịn nhục đối với anh em, không muốn cho người nào chết mất, song muốn cho mọi người đều ăn năn”.
Tất cả tín hữu được cứu do Đức Chúa Trời đã trì hoãn sự công chính của Ngài. Ở tuổi nào bạn mới khám phá ra tình yêu thương, tha thứ của Chúa? 15, 30 hay 70 tuổi? Dầu bất cứ tuổi nào ta nhận được sự sống của Chúa, thì ta cũng dư thời gian cơn thịnh nộ giáng trên mình. Có bao nhiêu hành vi gian ác ta đã phạm? Bao nhiêu người ta làm tổn thương? Bao nhiêu tội ta đã phạm? Không một ai thậm chí xứng đáng 1 ngày được sống vì bản chất tội lỗi của mình. Vì vậy, cần biết ơn Đấng công chính đã trì hoãn đoán phạt.
Tin chắc bạn đã có câu chuyện của mình về một người bạn, người thân… tiếp nhận Chúa sau nhiều năm sống ích kỷ, vô tín. Tiến sĩ Dr. Cyril E.M. Joad, một nhà hoài nghi, đứng đầu Khoa Triết ĐH Luân Đôn. TS Joad và các đồng nghiệp Julian Huxley, Bertrand Russell, H.G Wells và Bernard Shaw – có lẽ là nhóm người phá hoại đức tin của sinh viên nhiều hơn bất kỳ ai khác. Ông tin và dạy rằng Đức Chúa Trời phi thân vị, và không có gì là tội lỗi.
Chúa có phạt ông không? Ông có bị bệnh tật gì không? Không. Để rồi trước khi qua đời, ông Joad tin lời giải thích duy nhất dành cho tội lỗi được tìm thấy trong Lời Chúa – kinh Thánh – và giải pháp duy nhất dành cho tội lỗi chính là thập giá của Chúa Jesus. Ông tin nhận Chúa, trở thành môn đồ sốt sắng của Ngài. Chắc chắn nhiều sinh viên cũng sẽ trở lại tin nhận Chúa qua lời chứng và các bài viết của ông. Sự kiên nhẫn, nhịn nhục lâu dài của Chúa đã đưa con người hoài nghi này đến chỗ quy phục tại thập giá. Thật vậy, sự công bình bị trì hoãn của Chúa là cơ hội cho lòng thương xót Ngài được bày tỏ ra cho nhiều người.
Bill Bright
(Trích: ‘Khám phá đặc tính của Đức Chúa Trời’ – Vietchristian // Ảnh: Pixabay)