Ai cũng có thể nói về tội lỗi, vấn đề là nói thế nào. Ai cũng cần chiến thắng tội lỗi cá nhân, cần được tẩy sạch, tha thứ… Người ta thường vẫn nói nhiều người sẽ không được lên Thiên Đàng vì tội lỗi, nhưng vấn đề là làm sao để con người giải quyết tội lỗi và được lên Thiên Đàng?
Đó là cách thoát khỏi vũng bùn, được tẩy sạch bởi huyết báu Chúa Jesus và được Thánh Linh ấn chứng.
Tôi thường đứng trước đám đông lớn và nghĩ: nếu mình nói bất cứ điều gì kém hơn Phúc Âm, đó là gian ác. Cảm tạ Chúa đã cho tôi có một ‘Phúc Âm Lửa’ về quyền năng, hy vọng, về nguồn suối tình yêu và sự chữa lành của Đức Chúa Trời sẵn sàng tuôn chảy đủ mọi hướng.
Tình yêu của Chúa chạm đến con người, khiến họ mở lòng ra với Trời, giúp họ sở hữu được của cải của Đức Chúa Trời: bình an, vui mừng… điều mà không nhà máy nào sản xuất, không cửa hiệu nào bán cũng không ai cung cấp.
Phúc Âm là sự đối chất giữa Đức Chúa Trời và tội nhân, nên đừng giảm thiểu để lấy lòng. Sứ điệp của Chúa phải ảnh hưởng lớn và rất lớn, cần được ưu tiên, cấp bách.
Người giảng Phúc Âm không phải cậu bé chạy việc vặt đem bức thư đã đóng dấu, nhưng là người chia sẻ thông điệp của Vua, dành cho tất cả mọi người, không thiên vị.
Người giảng Phúc Âm nói: “Chúa phán”, và mọi người sẽ đáp lại: “Con đang lắng nghe!”. Phúc Âm không phải lời đề nghị, không phải tư tưởng triết lý cao xa để bàn cãi… mà là chiếu chỉ từ Vua – Đức Chúa Trời. “Tin hoặc hư mất” đời đời.
Cần công bố Jesus là Đấng Chữa lành, công bố sự tự do cho người cần được cứu chữa rồi nhận phép lạ chữa lành Thiên thượng. Một số người nghĩ sự chữa lành là kết quả tình cờ gắn với Phúc Âm. Không. Nó là một phần của sứ điệp. Cần rao giảng toàn bộ Phúc Âm cho tất cả mọi người. Sức khỏe thể lý là một phần của toàn bộ kiện hàng. Nó là món quà đặc biệt của Đức Chúa Trời.
Phúc Âm tự nó là phép lạ, bạn không thể lấy phép lạ ra khỏi Phúc Âm. Giảng Phúc Âm không có phép lạ tức mang đến cho người khác sản phẩm thiếu hụt, không hoàn hảo, chưa toàn vẹn.
Đức Chúa Jesus tha thứ kèm sự chữa lành – một phần của tiến trình – “trong sự tha thứ có sự chữa lành”. Đây là cách mà Phúc Âm được rao giảng: “Do sự thể hiện Đức Thánh Linh và quyền năng” (I Cô-rinh-tô 2:4). Nếu không thì làm sao Phúc Âm thể hiện quyền năng nếu chỉ toàn thuộc linh mà không phải thuộc thể. Đấng Christ là Đấng Chữa lành, sự chữa lành của Ngài hướng đến mọi người, theo mọi cách cho thân, hồn và linh.
Sự chữa lành bao gồm uy quyền đuổi quỷ – đôi lúc là nguyên nhân trực tiếp sau bệnh tật, áp chế. Dĩ nhiên không phải mọi bệnh tật, yếu đuối đều do ma quỷ. Chúa Jêsus phân biệt rất rõ: “Hãy chữa lành người bệnh (…) và đuổi quỷ” (Ma-thi-ơ 10:8).
Sự xức dầu của Phúc Âm trên Chúa Jesus để chữa lành người bệnh, và sự xức dầu của Đức Chúa Trời trên tôi tớ Ngài với nhiều mục đích. Vậy nên nếu chỉ nhấn mạnh vào sự chữa lành là sai trật, nhưng đánh giá thấp sự chữa lành cũng sai trật, đừng rơi vào 1 trong 2 thái cực.
Một số chỉ giảng về sự chữa lành thân thể, và phép lạ đã xảy ra nơi nào có đức tin, nhưng đừng quên sứ điệp cứu rỗi và tội lỗi. Có ích gì khi người ta được khỏe mạnh thân thể nhưng linh hồn bị ném vào hỏa ngục? Đó là lý do chức vụ của chúng tôi không nói là “Chiến dịch chữa bệnh”, mà là “Chiến dịch Phúc Âm”.
Nếu đặt hết trọng lượng về một bên, con tàu sẽ chìm; trình bày Chúa Jesus mà không chữa lành, đó là một Jesus không thuộc Kinh Thánh.
Tiếp theo là Jesus – Đấng Báp-tem trong Thánh Linh hay Báp-tem trong lửa chứ không phải nước. Đấng không chỉ ban “tiếng lạ”, ban ân tứ thuộc linh, nhưng ban chính Đức Thánh Linh.
Trong tất cả các chiến dịch, chúng tôi cầu nguyện cho nhiều người được Báp-tem trong Thánh Linh và không hổ thẹn về phước lành quý giá này, đó là một phần của Phúc Âm.
Tôi không hổ thẹn về Phúc Âm của Đấng Christ. Sứ đồ Phi-e-rơ đã giảng một Phúc Âm Toàn Vẹn trong sứ điệp đầu tiên gồm ân tứ Thánh Linh, vì thế tôi cũng làm vậy. Và lễ Ngũ Tuần không chỉ là lễ truyền giảng, nó là một đặc sủng mạnh mẽ. Bao lâu Hội Thánh nhấn mạnh Báp-tem Thánh Linh, chính Đức Thánh Linh sẽ kích thích việc làm chứng, truyền giáo. Như một bông hoa, truyền bá Phúc Âm bởi Thánh Linh tự nó chứa đựng hạt giống về sự an ninh cùng sự nảy nở, sinh sôi.
Reinhard Bonnke
(‘Lửa Phúc Âm’ – VietChristian; Ảnh: Unsplash; Christ For All Nations, The African Courier, )