Nhiều người yêu quý gọi bà là ‘Thiên sứ’ vì sự cống hiến của bà cho Y khoa thế giới: phát minh ra công nghệ mRNA để tạo ra một trong số vaccine chống covid tiên tiến nhất thế giới.
Không đầu hàng
Bà Kariko Katalin từng bị chê cười, bị cản trở trong sự nghiệp, bị sa thải khi đi làm. Lý lịch của bà đầy thất bại, đau khổ. Thế nhưng hôm nay bà là một trong số người được cả thế giới chú ý, ca ngợi, săn đón.
Cuộc đời bà Kariko Katalin là câu chuyện về sức mạnh của ý chí, nghị lực, sự phấn đấu, vươn lên và niềm tin vào một ý tưởng có thể làm thay đổi thế giới.
Năm 2000, khi đại dịch covid bùng nổ, cả thế giới mong đợi vaccine, nhất là vaccine công nghệ mRNA từ Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ, vì so với vaccine truyền thống, mRNA hiệu quả, nhanh chóng, an toàn, và ít tác dụng phụ hơn.
Bà Kariko Katalin từng bị ‘ám ảnh’ bởi công nghệ mRNA, bà nói do nó nắm tất cả bí quyết để trở thành thứ vũ khí mạnh nhất khống chế nhiều loại bệnh tật, không riêng gì covid.
Sau nhiều nghiên cứu không thành công, hầu hết các nhà khoa học đều bỏ cuộc, kiến thức về mRNA chỉ còn nằm trên sách giáo khoa. Nhưng Kariko Katalin không chịu khuất phục. Bà lại lao đầu vào nghiên cứu, và rồi công trình của bà đã được các công ty dược phẩm Moderna (Canada), BioNTech (Đức) và Pfizer (Mỹ) chú ý, quyết định đầu tư sản xuất vaccine covid theo công nghệ mRNA. Và không chỉ dừng lại ở vaccine, trong tương lai không xa, hàng loạt bệnh như ung thư, đột quỵ, các bệnh hiểm nghèo khác… cũng hứa hẹn sẽ được mRNA ‘thanh toán’.
Cuộc hành trình ‘40 năm trong đồng vắng’
Kariko Katalin sinh ngày 17/1/1955 ở Szolnok (Hungari), trong gia đình nghèo, nhưng bà thừa hưởng gene yêu thích sinh học của bố – một người bán thịt lợn – và tính kiên trì của mẹ – một kế toán viên. Và cô đã phải dốc hết tâm sức giành các học bổng để được học đến tiến sĩ. Rồi xin được một chân ở Trung tâm Nghiên cứu Sinh học Học viện Khoa học Hungary, theo đuổi lĩnh vực mRNA – đòi hỏi đầu tư rất nhiều – mà đất nước Hungary lúc đó không có tiền cho các nghiên cứu lớn. Rồi Kariko mất việc ở tuổi 30, không nơi nào chịu nhận bởi họ nói cô chẳng có thành tích gì đáng kể.
Năm 1985, vợ chồng Kariko tìm cách rời Hungary để đến Mỹ. Tài sản duy nhất giá trị mà họ mang theo là đứa con gái 2 tuổi. Ở Mỹ, thời gian đầu cô được nhận vào nhóm nghiên cứu khoa học của Đại học (ĐH) Temple, nhưng chẳng bao lâu, nhóm bị giải tán vì không tìm ra kinh phí tài trợ.
Năm 1989, cô được nhận vào khoa Dược, ĐH Pennsylvania, dù là Giáo sư chính thức, nhưng lương cô rất thấp vì không có tài trợ; sau đó họ lại tiếp tục sa thải cô. Cô phải ở trọ trong một căn phòng tồi tàn, bản thân bị chẩn đoán mắc ung thư, mọi thứ dần tuột khỏi tầm tay cô. Kariko nhớ lại: “Tôi bắt đầu nghi ngờ mình không đủ giỏi, khôn đủ thông minh… Nhưng rồi lại cố gắng tự nhủ mọi thứ đã có sẵn trong đầu mình rồi, mình chỉ cần làm tốt hơn thôi”.
Đổi đời
Năm 1998, Kariko cuối cùng cũng nhận được khoản tài trợ đầu tiên cho việc nghiên cứu: 100.000 USD. Rồi cô tình cờ gặp một người đã thay đổi cả sự nghiệp của cô: ông Drew Weissmen – một đồng nghiệp vừa chuyển đến từ Viện Y tế Quốc gia. Kariko kể với Weissmen về mRNA, lập tức Weissmen nhìn thấy trước mắt một khối tài sản vô giá. Ông quyết định đầu tư, cộng tác cùng Kariko phát triển công nghệ mRNA trong y sinh học.
Sau khi đọc công trình nghiên cứu của cô, Derrick Rossi – một chuyên gia tế bào gốc Canada – đang nghiên cứu sinh tại ĐH Stanford vô cùng kinh ngạc. Nhận thấy cơ hội kinh doanh siêu lợi nhuận, Rossi âm thầm tìm vốn đầu tư, ông thành lập một công ty nhỏ, lấy tên là Moderna.
Tại Đức, một nhóm nghiên cứu cũng phát hiện ra tiềm năng của Kariko Katalin, công ty BioNTech cũng được thành lập, có trụ sở ở Mỹ. Năm 2013, BioNTech thuê Kariko Katalin làm chuyên gia cao cấp.
Năm 2020, khi đại dịch covid bùng nổ, họ cùng nhau thúc đẩy sản xuất vaccine theo công nghệ mRNA, đầu tư hàng tỷ đô, giúp ý tưởng của Kariko Katalin thành hiện thực.
Và giờ kết quả và công hiệu vaccine công nghệ mRNA thế nào cả thế giới đều biết. Riêng tôi chắc chắn Kariko Katalin cùng các đồng nghiệp sẽ đoạt giải Nobel Y học một ngày không xa.
Bác sĩ Trần Văn Phúc
* Ban Truyền thông Phúc Âm Toàn Vẹn:
Chúng tôi sử dụng bài viết này của Bác sĩ Trần Văn Phúc nhằm thông tin đến độc giả về vaccine Moderna với độ uy tín, tin cậy cao của Mỹ hiện nay; đáp ứng nhu cầu tìm hiểu về vaccine, về người đã đóng góp công sức lớn lao tìm ra vaccine, giảm thiểu nguy cơ tử vong của đại dịch ‘giết người’ này. Đồng thời, bài viết cũng đề cập đến vấn đề đang gây tranh cãi – vaccine phòng chống covid – và vai trò của Y Bác sĩ, của thuốc men trong sự chữa lành bệnh tật con người dưới góc độ Kinh Thánh.
Thế nhưng bà Kariko Katalin là một người vô thần như nhiều khoa học gia vô thần khác, họ không tin vào Chúa, chỉ tin vào bản thân, vào ý chí, vào khoa học thực nghiệm… Tuy nhiên, có một chi tiết khá thú vị được báo chí ghi lại là sau khi nghiên cứu thành công vaccine công nghệ mRNA, bà Kariko đã thốt lên: “Ôi, Chúa ơi!”.
Kinh Thánh đã chứng minh Chúa có nhiều cách khác nhau để chữa lành cho con người. Đức Chúa Jesus mỗi lần chữa bệnh đều dùng mỗi cách khác. Thậm chí có những cách ‘phản khoa học’: Ngài lấy bùn, lấy nước miếng xức lên mắt người mù, và mắt sáng! (Mác 8:22-26). Có khi Ngài chẳng làm gì, nhưng người bệnh chỉ cần chạm vào áo Ngài và được lành! Rồi Ngài phán: “Đức tin con đã cứu con. Hãy đi cho bình an và đừng phạm tội nữa” (Lu-ca 8:43-48)
Chúa cho phép lĩnh vự Y khoa phát triển
Chúa cho phép con người phát triển lĩnh vực y khoa – là điều Chúa vẫn sử dụng trong quá trình chữa lành. Có phải Chúa CẦN thuốc, vaccine do con người bào chế để chữa bệnh? Nhưng Chúa chắc chắn đã CHO PHÉP y khoa phát triển, và không có lý do nào trong Kinh Thánh không cho phép con người sử dụng nó.
Tuy nhiên, có một ranh giới mỏng manh giữa việc dùng thuốc để chữa bệnh và tin cậy hoàn toàn vào thuốc. Con dân Chúa cần nhận ra rằng Chúa cũng chính là Bác sĩ, là Danh y đại tài, chỉ một mình Ngài nắm giữ quyền năng chữa lành thật sự (Xuất Ê-díp-tô ký 15:26; Thi thiên 103:2-3; Giăng 4:14).
Dĩ nhiên, con người cần tìm kiếm Chúa trước hết và trên hết cho sự chữa lành. Tuy nhiên, không ít người dùng thuốc để tránh né việc giải quyết nguyên nhân thực sự của bệnh tật, nhất là ‘tâm bệnh’, đó là tội lỗi (Sáng thế 2:16-17); phủ nhận sự chữa lành của Chúa.
Lời Chúa, Danh Chúa, Huyết Chúa hoàn toàn có thể chữa lành kẻ tin
Nếu dùng Lời Chúa để cứu chữa bệnh tật, nhất là chữa lành tấm lòng, tâm trí con người, thì nhu cầu thuốc men, vaccine… sẽ giảm. Với đức tin và địa vị con dân Chúa, Ngài sẽ chữa lành các bệnh như lo âu, trầm cảm, tổn thương… – nguyên nhân của mọi bệnh tật.
Đọc và suy gẫm Lời Chúa hoàn toàn có thể đem đến sự chữa lành cho con người, nhất là các Lời Hứa của Chúa dành cho con dân Ngài: Châm ngôn 29:25; Ma-thi-ơ 6:34; Giăng 8:32; Rô-ma 8:28-39; 12:1-2; I Cô-rinh-tô 10:13; II Cô-rinh-tô 10:5; Phi-líp 4:4-9; Cô-lô-se 3:1-2; II Ti-mô-thê 1:6-8; Hê-bơ-rơ 13:5-6; Gia-cơ 1:2-4; I Phi-e-rơ 5:7; II Phi-e-rơ 1:3-4; I Giăng 1:9; 4:18-19…
Chúa có thể chữa lành tất cả bệnh tật nào, kể cả covid một cách siêu nhiên, kỳ diệu, nếu tan tin cậy hoàn toàn, cầu nguyện, quyết chí ‘bám’ vào Chúa cho đến cuối cùng. Chúa cũng có thể dùng các phương tiện khác để chữa lành con người như thuốc men, y bác sĩ, vaccine.
Mọi vinh hiển thuộc về “Đức Giê-hô-va Ra-pha, Đấng chữa bệnh cho các con” (*)
Khi niềm tin đặt hoàn toàn vào Chúa, ta sẽ tin vào mọi sự hướng dẫn, mọi cách chữa lành Ngài mang đến (Ma-thi-ơ 9:22). Sau cùng, điều quan trọng hơn cả, đó là cho dù được chữa lành bằng bất cứ phương cách nào, phương tiện gì, đó là ý muốn tốt lành của Chúa dành cho chúng ta là một đời sống khỏe mạnh, hạnh phúc, và mọi vinh hiển thuộc về Ngài.
Tóm lại khi cây gậy của Môi-se rẽ đập xuống nước, rẽ Biển Đỏ để dân sự đi qua; khi cây gậy đó đập vào tảng đá khiến nước ngọt chảy ra cho dân sự uống; cũng cây gậy đó giơ lên khiến dân sự đánh thắng giặc… thì dân sự Chúa dĩ nhiên không cảm ơn Môi-se hay cây gậy, nhưng họ cảm tạ chính Đức Chúa Trời của họ và tôn ngợi Ngài. Hallelujah!
Ban Truyền thông PATVVN
(Nguồn tham khảo: Gotquestions; Ảnh: Reuters, The World, Seeking The Kingdom, VNVC, Macleans, Hungary Today, Euronews * Xuất Ê-díp-tô ký 15:26)