Tại sao? Trong quyển “Giàu có, Tự do và Khốn Khổ”, nhà xã hội học John Brueggemann đã chia sẻ một câu chuyện tuyệt vời, lý giải tại sao con người lại như thế.
Chinh phục đỉnh Everest là một trong số thách thức, tạo cảm hứng cho những người ưa thích làm một điều gì đó to lớn, vĩ đại. Rất nhiều người đã cố gắng, dù có khoảng 10% người leo núi chết dọc đường, bỏ lại hành trình dở dang. Xác chết xếp thành hàng trên đường lên núi. Thế nhưng hàng năm, người ta vẫn cứ kéo nhau đi chinh phục nó, dù điều nguy hiểm này chẳng đem lại giá trị xã hội thiết thực nào.
Vài năm trước, một người leo núi tên David Sharp đã gặp trục trặc khi leo. Có 40 người leo núi hôm đó thấy rõ ràng David cần giúp đỡ, nhưng họ cứ phớt lờ. David đã chết dọc đường lên đỉnh Everest vì không ai sẵn sàng hy sinh mục tiêu cá nhân mình để giúp anh ta.
Và hình ảnh đó không ai xa lạ, mà chính là chúng ta. Nỗ lực cá nhân của ta để có được nhiều hơn, thành công hơn, vì thế cần phải nỗ lực hơn, làm nhiều hơn… quên mất điều gì thực sự quan trọng. Nhưng đó không phải cách Chúa tạo nên chúng ta. Cuộc sống không chỉ vì những gì đạt được, những điều cần biết, những gì cần làm… Tất cả mục đích cuộc sống chỉ đơn giản là: Tình yêu. Yêu Chúa và yêu tha nhân.
Lời Chúa dạy: “Vì ai muốn cứu sự sống mình thì sẽ mất; còn ai vì cớ ta và đạo Tin Lành mà mất sự sống, thì sẽ cứu” (Mác 8:36)
Chúa tạo ra bạn theo cách mà bạn sẽ không bao giờ cảm thấy hạnh phúc, trừ khi bạn dâng hiến cuộc đời mình cho mục đích và chương trình của Ngài. Bạn được tạo nên cho điều cao trọng hơn là chính bạn. Kinh Thánh gọi đây là mục đích sống của bạn. Sự-cao-trọng-thật đó không đến từ địa vị, lương hướng… Nó đến từ sự phục vụ. Chỉ bởi quên mình phục vụ, bạn mới có thể cảm thấy cuộc sống mình thực sự cao trọng.
Rick Warren
(Pastor Rick’s Daily Hope; Ảnh: Unsplash)