Khi ta loại bỏ những gì chi phối, sao lãng, dành sự chú ý liên tục của mình cho Chúa, ta sẽ được nhìn mọi điều từ quan điểm của Ngài.
“Khi các con kiêng ăn, đừng để mặt mày bơ phờ như phường đạo đức giả, vì họ làm mặt buồn để người ta thấy họ kiêng ăn. Thật, Ta bảo các con, họ đã nhận đủ phần thưởng của mình rồi. Nhưng khi kiêng ăn, hãy xức dầu trên đầu, rửa mặt, để không ai biết con đang kiêng ăn, chỉ riêng Cha con, là Đấng ơ ûtrong nơi kín đáo và Cha con thấy trong nơi kín đáo sẽ thưởng cho con” (Ma-thi-ơ 6:16-18).
Với sự giúp đỡ của Đức Thánh Linh, chúng ta có thể xác định các lĩnh vực mà ta được kêu gọi, những thói quen cần loại bỏ, các ưu tiên chưa đúng, các lịch trình sai trật…
Việc kiêng ăn có khi như việc “dọn dẹp nhà cửa” – đó là điều tốt. Khi bộ lọc tâm trí chúng ta bị nghẹt với những suy nghĩ vô tín, không thể thấu nhận chân lý thâm sâu của Lời Chúa. Một trong số lợi ích khác của việc kiêng ăn là giúp tâm trí trong sáng, hiểu biết sâu sắc hơn về Lời Chúa.
Một lợi thế khác là nhận được sự phân biệt thuộc linh của bản thân và người khác. Có cái nhìn sâu sắc từ bên trong để xem thấy những điều có thể bỏ sót trước đây.
Tiếp theo sự “tắm tâm linh”, quyền năng của Chúa sẽ được dịch chuyển vào đời sống chúng ta, giải thoát ta khỏi mọi sự vô tín.
Sự thân thiết hơn với Chúa cũng là kết quả. Với tâm trí thoát khỏi sự bừa bãi, các ưu tiên đã được nắn chỉnh lại, chúng ta sẽ được đứng vào vị trí để Đức Chúa Trời đổ đầy sự trọn vẹn của Ngài.
Ta sẽ tự tin, can đảm hơn trong việc thực thi để làm ý Chúa. Tuy vậy, Kinh Thánh cảnh báo chúng ta không được kiêng ăn như một màn trình diễn công cộng, một nghi lễ tôn giáo giống người Pha-ri-si – làm theo thói quen. Nhưng nó là một kinh nghiệm riêng tư, tăng thêm mối quan hệ của ta với Đức Chúa Trời.
Khi nào là lần cuối bạn để Chúa làm sạch tấm lòng bạn?
Charles Stanley
(Dch dịch; VietChristian; Ảnh: Unsplash)