Theo tờ New York Times, hãng dược Pfizer ngày 18/11/2020 đã công bố các kết quả đầy đủ của đợt thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối cho vắc-xin ngừa covid do họ và đối tác BioNTech của Đức phát triển.
Thật bất ngờ khi kết quả nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 trên người có hiệu quả phòng ngừa với tỷ lệ đến 95% và không có phản ứng phụ. Trong khi vắc xin cúm đang dùng hiện nay chỉ giảm nguy cơ khoảng 40-60%. Đây là công ty đầu tiên trên thế giới công bố loạt kết quả đầy đủ đầu tiên của một thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối với vắc-xin covid-19.
“Kết quả nghiên cứu đánh dấu một bước quan trọng trong hành trình 8 tháng lịch sử để đưa ra được một vắc xin có khả năng giúp chấm dứt đại dịch tàn phá này” – tiến sĩ Albert Bourla, Giám đốc điều hành công ty Pfizer thông cáo.
Đứng sau thành công ban đầu của loại vắc xin này có đóng góp rất lớn của Tổng thống Donald Trump. Ông Trump đã chi tài chính để đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu. Người tiếp theo phải kể đến là bác sĩ Ugur Sahin, CEO của công ty dược phẩm BioNTech.
Được biết, BioNTech thành lập năm 2008, có trụ sở tại Mainz (Đức), doanh thu chủ yếu từ sản xuất thuốc điều trị ung thư. BioNTech cũng đã nhiều lần thử nghiệm điều trị ung thư dựa trên công nghệ mRNA, nhưng chưa thành công.
Bác sĩ Sahin và các nhà khoa học BioNTech nghiên cứu vắc xin BNT162b2 trong dự án “Tốc độ ánh sáng” (Lightspeed) từ giữa tháng 1/2020. Tháng 3, BioNTech hợp tác với Pfizer, thúc đẩy tiến độ nghiên cứu và sản xuất vắc-xin với tốc độ không tưởng. Chỉ trong vòng 10 tháng đã thử nghiệm thành công giai đoạn 1-2, và bắt đầu thử nghiệm giai đoạn 3 từ đầu tháng 11. Tính đến 9/11 đã có gần 44.000 người được tiêm 2 liều cách nhau 3 tuần, không tác dụng phụ; khả năng bảo vệ 1 tuần sau khi tiêm mũi thứ 2.
Tại sao vắc xin BNT162b2 phát triển nhanh đến vậy. Vì nó được nghiên cứu dựa trên ý tưởng sử dụng công nghệ mRNA có lợi thế hơn rất nhiều so với vắc-xin truyền thống.
Loại vắc-xin này có khả năng kích thích tế bào con người tạo ra protein virus. Sau đó, hệ miễn dịch tiếp xúc với protein, sinh ra kháng thể, từ đó các tế bào miễn dịch nhận biết và tiêu diệt mầm bệnh.
Thời gian phát minh và đưa vào thử nghiệm lâm sàng rút gọn chỉ vài tuần thay vì vài tháng, thậm chí nhiều năm. Rất ít nơi sản xuất thành công loại vắc-xin này, nhưng bác sĩ Ugur Sahin và BioNTech đã làm được.
Nếu vắc-xin vẫn duy trì hiệu quả trong giai đoạn 3, Pfizer sẽ nộp đơn lên Cục quản lý Thực phẩm & Dược phẩm Mỹ (FDA) xin phép sử dụng khẩn cấp để có thể sử dụng rộng rãi vào cuối tháng 11/2020.
Tuy nhiên, đối với một số nước châu Á khí hậu nhiệt đới, châu Phi và Mỹ Latinh thì bảo quản là thử thách lớn. Vì vắc-xin phải được lưu trữ ở nhiệt độ âm 70 độ. Khi ra thị trường, BNT162b2 được dự định bán với giá 39 USD/liệu trình gồm 2 mũi tiêm (khoảng 900.000 VNĐ).
Bác sĩ Ugur Sahin sinh năm 1965 ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ông học Y ở Đại học Köln, Đức. Năm 1993 ông nhận bằng tiến sĩ về liệu pháp miễn dịch và trở thành giáo sư năm 2006.
Sau khi FDA cấp phép cho vắc-xin 2 liều tiêm của họ, theo Pfizer, cho tới cuối năm nay họ có thể cung cấp 50 triệu liều, và tới cuối năm sau sẽ cung cấp được 1,3 tỷ liều.
Nhờ ân điển Chúa, chúng ta có thể cảm tạ Ngài trong mọi sự. Khó khăn chúng ta gặp phải trong suốt 1 năm qua có thể làm chúng ta thấy khó nói: “Con cảm ơn Chúa!”. Chúng ta có thể cảm tạ Chúa, Đấng nhìn thấy cơ hội trong mọi hoàn cảnh để chúng ta tin cậy Ngài, dù chúng ta có thấy được mục đích của Ngài hay không.
Lời Chúa dạy: “Hãy cảm tạ Chúa trong mọi hoàn cảnh, vì đó là ý muốn của Đức Chúa Trời đối với anh em trong Đấng Christ Jesus” (I Tê-sa-lô-ni-ca 5:18)
Ban Truyền thông HT Phúc Âm Toàn Vẹn VN
(Tổng hợp từ nhiều nguồn; Ảnh: Daily Telegraph & Unsplash)