Đối với Kinh Thánh, chương trình của Đức Chúa Trời trong hôn nhân là sự cam kết suốt đời. “Thế thì, vợ chồng không phải là hai nữa, nhưng một thịt mà thôi. Vậy, loài người không nên phân rẽ những kẻ mà Ðức Chúa Trời đã phối hiệp!” (Ma-thi-ơ 19:6).
Đức Chúa Trời nhận ra rằng từ khi kết hợp hai con người tội lỗi vào với nhau, thì chắc chắn sự ly dị sẽ xảy ra, nên trong Cựu Ước, Ngài đã sắp đặt một số luật để bảo vệ quyền ly dị, đặc biệt đối với phụ nữ (Phục truyền 24:1-4). Đến thời Tân Ước, Đức Chúa Jesus cũng đã chỉ ra các luật đã ban cho không phải vì Đức Chúa Trời muốn như vậy, nhưng vì lòng cứng cỏi của con người (Ma-thi-ơ 19:8)
Tái hôn thì sao?
Ly dị và tái hôn được chép trong Kinh Thánh, sách Ma-thi-ơ 5:32 và 19:9. “Trừ ra sự phản bội hôn ước” là điều được Đức Chúa Trời cho phép duy nhất trong Kinh Thánh về sự ly dị hay tái hôn. Nhiều dịch giả đã hiểu mệnh đề ‘ngoại trừ’ này sự ám chỉ tình trạng phản bội hôn ước trong thời kỳ hứa hôn. Theo phong tục Do Thái, đàn ông và phụ nữ được xem là đã kết hôn ngay trong thời kỳ hứa hôn, nên nếu có sự vô đạo đức trong thời gian hứa hôn, ly dị là giải pháp.
Từ Hy Lạp cho rằng “phản bội hôn ước” là một hình thức vô đạo đức, đồng nghĩa với việc gian dâm, ngoại tình… Đức Chúa Jesus nói con người được phép ly dị nếu một trong hai phạm tội vô đạo đức về tính dục. Vì quan hệ tình dục được xem như phần trọn vẹn của mối dây hôn nhân “hai người nên một thịt” (Sáng thế 2:24; Ma-thi-ơ 19:5; Ê-phê-sô 5:31). Vì vậy, quan hệ tình dục ngoài hôn nhân phá hủy mối ràng buộc này, và có thể là lý do được phép ly dị.
Nếu vậy, Chúa Jesus cũng cho phép tái hôn trong mạch văn này? Đoạn “…và kết hôn với những người khác” (Ma-thi-ơ 19:9) cho thấy ly dị và tái kết hôn được phép, hoặc ít ra nó đã được diễn giải như vậy. Mặc dầu không được nói đến, việc cho phép tái kết hôn sau ly dị là ơn thương xót của Đức Chúa Trời.
Kính sợ Chúa trong hôn nhân
Một số hiểu biết trong I Cô-rinh-tô 7:15 như trường hợp ngoại lệ khác cho phép tái kết hôn nếu vợ hoặc chồng không tin Chúa ly dị người tin Chúa. Tuy nhiên nội dung không nói đến việc tái hôn, mà chỉ đề cập đến một người tin Chúa không bị ràng buộc trong hôn nhân nếu vợ hoặc chồng không tin Chúa muốn bỏ. Những trường hợp khác công bố lý do chính đáng cho phép ly dị là lăng nhục, sỉ vả vợ chồng, con cái… mặc dầu không được liệt kê trong Kinh Thánh.
Có những phản bác dựa trên các trường hợp ngoại lệ, cho rằng dầu sao ý nghĩa của việc “phản bội hôn ước” là được phép ly dị, nhưng đừng đòi hỏi phải ly dị. Ngay cả người phạm tội tà dâm, qua ân điển Chúa, họ học được sự tha thứ và bắt đầu tái lập lại hôn nhân của mình. Đức Chúa Trời luôn tha thứ, ngay cả cho người phạm tội tà dâm (Ê-phê-sô 4:32). Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, người chồng hoặc vợ không ăn năn, nhưng cứ tiếp tục phạm tội về tình dục thì câu Kinh Thánh trong Ma-thi-ơ 19:9 có thể được áp dụng. Cũng có nhiều trường hợp sau khi ly dị, người ta tái kết hôn quá nhanh, trong khi có thể Đức Chúa Trời muốn họ sống độc thân. Đôi lúc Đức Chúa Trời kêu gọi một người phải sống độc thân để sự tập trung của họ không bị phân tán (I Cô-rinh-tô 7:32-35). Tái hôn sau khi ly dị là sự chọn lựa trong một số hoàn cảnh, nhưng điều đó không có nghĩa là bắt buộc.
Dầu vậy, thật đáng suy nghĩ khi tỷ lệ ly dị trong vòng Cơ đốc nhân cũng khá cao. Kinh Thánh cho biết rất rõ việc Đức Chúa Trời ghét ly dị (Ma-la-chi 2:16), nên hòa giải và tha thứ nên được quan tâm trong đời sống Cơ đốc. (Lu-ca 11:4; Ê-phê-sô 4:32). Tuy nhiên, Đức Chúa Trời biết việc ly dị vẫn cứ xảy ra ngay cả trong vòng con cái Chúa. Cho nên nếu bạn đã ly dị hoặc tái hôn cũng không nên mặc cảm, tự định tội: Tôi không xứng đáng. Liệu Chúa có yêu tôi ít đi? Không, Đức Chúa Trời vẫn thường sử dụng tội lỗi của chúng ta để hoàn tất công việc lớn lao của Ngài.
Ban Truyền thông HT Phúc Âm Toàn Vẹn VN
(Tham khảo: Gotquestions; Ảnh: Unsplash)